Hàn quốc

VIỆN CHẤN HƯNG LÂM NGHIỆP

SÂM NÚI LÀ LÂM SẢN ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐẶC BIỆT

Đây là loại cây thảo dược được Chính Phủ Hàn Quốc bảo hộ, cấp phép, và quản lý nghiêm ngặt từ mẫu đất, điều kiện thổ nhưỡng, tuyệt đối không sử dụng nông dược trong quá trình gieo trồng.

CÔNG NGHỆ, THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN

Công nghệ: Mùa xuân sẽ gieo hạt trên núi. Tỉ lệ sống sót khi gieo hạt chỉ 20%, sâm 2,3 tuổi là 90%. Đến 7,8 tuổi chỉ còn khoảng 60% nên sâm càng nhiều tuổi sức chống chịu với tự nhiên càng cao nên đem lại dược tính cao cho sâm núi. Do vậy gieo trồng sâm núi không cho sản lượng ngay mà thiên về chất lượng.

Thu hoạch: Theo phương pháp truyền thống thủ công, người già địa phương có kinh nghiệm trực tiếp lên núi đào dỡ sâm và phân loại.

Phương pháp làm khô: Để không làm mất đi tinh chất tự nhiên bên trong của nhân sâm & giữ được hình dáng, màu sắc nguyên bản, sâm núi được sấy theo 2 cách: sấy lạnh nhiệt độ thấp khoảng 6 tháng trong những hầm đá được đào trong vách núi; sấy khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời.

Thời điểm thu hoạch: Nên thu hoạch sâm núi vào mùa hè mùa sinh trưởng của cây sâm sau ít nhất 9 năm. Tận dụng nắng gió, khí hậu hiu hiu nhẹ nhẹ của những ngày nắng ban mai giao mùa giữa hè và thu. Đó thời điểm tốt nhất để giữ tất cả dưỡng chất trong cây sâm núi.

Sâm núi là thảo dược sống lâu năm, mỗi năm khi đến mùa xuân thì thân cây mới sẽ mọc lên và cứ độ cuối thu thì thân cây lại chết đi, để bắt đầu quá trình ngủ đông. Cứ mỗi năm, phần đầu của củ Sâm lại mọc lên một chồi mới và vòng tuần hoàn lại được lặp lại, vào cuối thu đầu đông.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA SÂM NÚI

Sâm núi theo tiêu chuẩn quốc gia Hàn Quốc (Viện Chấn Hưng Lâm Nghiệp cấp phép – KOFPI)

  • Trồng và khai thác trong điều kiện sinh thái tự nhiên (vùng núi cao, rừng rậm), đảm bảo tính tự nhiên và tinh khiết.

  • Không sử dụng các thiết bị nhân tạo như tấm chắn nắng, chắn sáng bảo vệ.

  • Không sử dụng phân bón và các nông dược.

  • Chỉ được thu hoạch sau khoảng thời gian từ 9 đến 20 năm.

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

01 - Không ô nhiễm, không dư lượng thuốc hóa học.

02 - Cấp phép sau khi đạt kết quả xét nghiệm đất mẫu,

03 - Quá trình nuôi trồng: Nhật ký nuôi trồng ghi lại toàn bộ quá trình chăm sóc. Tuyệt đối cấm phun thuốc và sử dụng phân hóa học.

04 - Kiểm định chất lượng: Kiểm tra dư lượng thuốc trước khi cho phép thu hoạch sản phẩm.

05 – Cấp tem về kiểm định chất lượng: Về nguồn gốc sản phẩm, kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm.

06 - Công khai thông tin: Về đơn vị sản xuất và phiếu kiểm định chất lượng với người tiêu dùng.

  • Hoa: khi sâm được 3 năm tuổi mới bắt đầu có hoa và hàng năm nở rộ vào tầm từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5.

  • Đầu (não sâm): Lá sâm sau khi rụng vào mùa thu hàng năm để lại những mấu hình móng ngựa ở phần đầu củ sâm. Dựa vào phần não để tính tuổi của cây sâm. Sâm càng lâu năm, số mấu càng nhiều và dài. Chất lượng cây sâm phụ thuộc rất nhiều vào phần não. Cây sâm sẽ khó thể hiện chất lượng nếu bị rụng đầu.

CẤU TẠO CÂY SÂM NÚI

  • Môi trường sinh thái càng tốt thì càng ra nhiều hoa.

  • Lá có hình dạng giống bàn tay người.

  • Trên thân củ có nhiều ngấn.

  • Rễ sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng.

  • Tuổi sâm được ghi dấu lại bằng những mấu ở đầu sâm.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT

  • Lá: cây sâm hơn 1 năm thường mới có 3 lá, hơn 2 năm có 5 lá mọc dạng xòe như bàn tay 5 ngón.

  • Thân: phần nối giữa củ và lá, mỗi năm mọc thẳng hoặc mọc chéo.

  • Củ (rễ chính): Mảnh mai và dài hơn nhiều so với sâm trồng ruộng củ to. Nếp nhăn (đường vân) trên rễ chính làm căn cứ tính tuổi cây sâm.

  • Rễ: Mỏng, rất cứng và dai. Vị ngọt và đắng nhưng rất tốt và bổ. Rễ là nơi chứa nhiều saponin nhất trên cây sâm, đặc biệt trong rễ mịn (tằm).

Theo y học cổ truyền
  • Vị cam vi hàn: vị ngọt, tính mát

  • Chủ bổ ngũ tạng: bảo vệ ngũ tạng

  • An tinh thân: An tâm (tinh thần an lạc)

  • Chỉnh hồn phách: định thần (ổn định tinh thần)

  • Chỉ kinh quí: làm tiêu tan sơ hãi

  • Trừ tà khí: loại bỏ tà khí khỏi cơ thể

  • Minh mục: làm cho mắt sáng lên

  • Khai tâm: giúp nhẹ lòng

  • Ích trí: bồi bổ tăng cường trí tuệ

  • Cửu phúc khinh thân diên niên (nội tâm bền bỉ cơ thể nhẹ nhàng kéo dài tuổi thọ)

CÔNG DỤNG CỦA SÂM NÚI

Theo y học hiện đại

Trong các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng trong Sâm núi chứa rất nhiều thành phần Saponin có hiệu quả dược lý cao. Các thành phần hoạt tính sinh học như Ginsenosides Rb1, Rc, Re, Rg1 có trong Saponin có tác dụng đặc biệt trong việc phòng bệnh, chữa bệnh cải thiện sức khỏe con người.

Công dụng và hiệu quả của Ginsenosides
So sánh hàm lượng Ginsenosides có trong SÂM NÚI và SÂM RUỘNG
  • Rb1: Sâm núi: 0.222, sâm ruộng: 0.087

  • Rb2+Rc: Sâm núi 0.031; sâm ruộng: 0.017

  • Rd: Sâm núi 0.216; sâm ruộng: 0.048

  • Re: Sâm núi 0.117; sâm ruộng: 0.0.054

  • Rf: Sâm núi 0.015; sâm ruộng: 0.014

  • Rg1: Sâm núi 0.021; sâm ruộng: 0.020

So sánh SÂM NÚI và SÂM RUỘNG
  • Sâm núi được trồng trên địa hình đồi núi, trong điều kiện sinh thái hoàn toàn tự nhiên nên so với sâm ruộng thì quá trình sinh trưởng rất chậm và nhiều khi bị ngừng sinh trưởng.

  • Do vậy, tùy vào từng địa hình, phương pháp, điều kiện thổ nhưỡng vùng canh tác và năm tuổi mà cây sâm núi có hình dáng kích thước rất đa dạng. Mời các bạn tham khảo những tấm ảnh về độ tuổi cây sâm núi dưới đây.

NHẬN BIẾT TUỔI SÂM NÚI DỰA VÀO HÌNH DÁNG

1 năm

2 năm

3 năm

4 năm

5 năm

6 năm

7 năm

8 năm

9 năm

10 năm

15 năm

20 năm

25 năm

CẢM NHẬN HƯƠNG VỊ THUẦN KHIẾT

Nếu bạn được hoà mình vào thiên nhiên bốn mùa của xứ Hàn, đặc biệt trải nghiệm mùi hương của núi rừng nguyên sinh Sobaek, đó chính là cuộc sống bình yên nhất!

LIÊN HỆ:

Khám phá thế mạnh của địa phương để khai thác giống nhân sâm quý hiếm, xin mời bạn ghé thăm đất nước chúng tôi để hiểu hơn về con người và thiên nhiên.