ĐỌC VỀ NHÂN SÂM
ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN
Truyền thuyết “Sâm Biết Đi"
Nhân sâm Hàn Quốc từ lâu đã nổi danh là một dược liệu quý giá, gắn liền với sức khỏe và trường thọ. Tuy nhiên, những câu chuyện huyền bí xoay quanh loài cây này còn làm tăng thêm sự kỳ bí và giá trị văn hóa của nó. Một trong những truyền thuyết thú vị nhất chính là về "củ sâm biết đi" – câu chuyện khiến nhân sâm trở thành biểu tượng không chỉ của sức khỏe mà còn của sự linh thiêng.
Sự linh tính
Tương truyền, những củ nhân sâm "cổ thụ" trên núi cao không chỉ quý giá mà còn có linh tính. Chúng có thể cảm nhận được nguy hiểm và tìm cách trốn thoát nếu không được thu hoạch đúng cách. Vì vậy, khi đào nhân sâm trên núi thì các lão niên ngày xưa phải mang theo một sợi dây màu đỏ và những đồng xu. Họ buộc đồng xu vào dây đỏ, rồi quấn quanh củ nhân sâm trước khi nhổ. Theo lời kể, sợi dây đỏ giúp "khóa" linh hồn của củ sâm, ngăn không cho nó vén rễ và chạy trốn.
Câu chuyện huyền bí
Câu chuyện về củ sâm biết đi bắt nguồn từ những trải nghiệm của những người nông dân và thợ săn sâm đi rừng. Họ nhận thấy rằng, có những cây nhân sâm hôm nay mọc ở một vị trí, nhưng vài tuần sau quay lại thì cây đã dịch chuyển sang chỗ khác. Hiện tượng này, được họ ví như cây đang chạy trốn, khiến nhiều người tin rằng nhân sâm có linh hồn và khả năng tự bảo vệ mình.
Câu chuyện huyền bí cứ thế truyền tai nhau khiến cho những củ sâm vốn đã quý hiếm lại càng trở nên có giá trị hơn. Như thể đây là một loại cây có phép thần thông “trường sinh bất tử”.
Sâm có thật sự biết đi?
Mặc dù truyền thuyết khiến củ nhân sâm thêm phần kỳ bí, nhưng thực tế, nhân sâm vẫn là một loài thực vật không thể di chuyển. Hiện tượng "củ sâm biết đi" có thể được giải thích bởi môi trường sống khắc nghiệt trên núi cao. Khi đất thiếu dinh dưỡng, rễ cây có xu hướng phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng tốt hơn, tạo cảm giác cây đã dịch chuyển. Điều này được khoa học lý giải là một cơ chế tự nhiên để cây sinh tồn. Hoặc sâm đã bị phá huỷ bởi động vật hoang dã, khi đó nó sẽ ngừng phát triển và khô héo.
Còn lý do người đào sâm buộc sợi dây đỏ vào củ sâm là để làm dấu với mục đích dễ dàng phân biệt hơn khi thu hoạch sâm trong năm tới.
Giá trị văn hoá
Dù sự thật đằng sau hiện tượng này đã được làm rõ, truyền thuyết về củ sâm biết đi vẫn giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa dân gian Hàn Quốc. Nó thể hiện lòng kính trọng của con người đối với thiên nhiên và sự thần bí của những món quà từ đất trời. Những câu chuyện như thế không chỉ là lời kể mà còn là một phần di sản văn hóa, khiến nhân sâm, từ một dược liệu quý giá, trở thành biểu tượng văn hóa giàu ý nghĩa.
Tiếc rằng, ngày nay nhân sâm nuôi trồng ngày càng phổ biến với mức giá rẻ, nhưng giá trị của sâm núi tự nhiên – những củ sâm núi hoang dã đã hấp thụ tinh hoa đất trời – vẫn luôn là niềm khao khát của những người trân quý sức khỏe. Khi giống sâm núi quý hiếm này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Lasham đã tiên phong khôi phục và bảo tồn thành công, giữ gìn giá trị văn hóa và tự nhiên quý giá. Đó cũng là lý do vì sao sâm núi Lasham, với chất lượng thượng hạng, được săn đón như một bảo vật. Một khi bạn được trải nghiệm sâm núi Lasham, bạn sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt mà thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Truyền thuyết "Sâm Biết Đi"
Tương truyền, những củ nhân sâm trên núi cao có linh tính, chúng có thể cảm nhận được nguy hiểm và chạy trốn