
ĐỌC VỀ NHÂN SÂM
ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN
Dịch Cúm mùa và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, trên thế giới, dịch cúm vẫn diễn biến phức tạp. Tại Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến 26/1/2025, đã ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc bệnh.


Cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên. Nhiều người cho rằng cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm cúm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn ở người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
Thời điểm dịch cúm mùa xuất hiện trong năm?
Ở điều kiện thời tiết có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp là khoảng thời gian ưa thích của virus cúm mùa, dịch cúm mùa có xu hướng lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, các chuyên gia cảnh báo đỉnh điểm của mùa cúm tại Việt Nam có thể rơi vào tháng 3-4 hoặc 9-10 hàng năm và thường tạm lắng vào mùa hè. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm theo mùa phát triển và lây lan.
Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa?
Virus Influenza là nguyên nhân chính gây nên bệnh cúm mùa, tình trạng bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ cho tới nguy kịch. Đối với trường hợp nặng bệnh cúm có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ mắc cúm mùa:
Thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí thấp cũng là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh cúm mùa ở người.
Do mắc các bệnh lý nền: Người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận, suy gan, hen suyễn,… thường có hệ miễn dịch kém dễ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh.
Đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người lớn tuổi và người đang điều trị các loại thuốc kéo dài (ví dụ như bệnh nhân HIV/ AIDS),…
Những triệu chứng của cúm thường xảy ra đột ngột. Một số dấu hiệu của bệnh cúm mùa như:
Bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh
Đau nhức cơ thể
Nhức đầu
Thường xuyên mệt mỏi
Ho
Đau họng
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Một số người có thể xuất hiện mệt mỏi và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em).


Triệu chứng, biểu hiện của cúm mùa


Những Biện Pháp Phòng Ngừa Cúm Mùa
1. Tiêm phòng cúm hàng năm
Vắc-xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng giúp cơ thể tạo miễn dịch với các chủng virus cúm phổ biến theo từng mùa, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm.


2. Duy trì vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng
Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với người bệnh


3. Bổ sung dược liệu thiên nhiên giúp tăng khả năng miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại virus cúm hiệu quả. Bạn có thể bổ sung các dược liệu tự nhiên vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng sức đề kháng:
Sâm núi tự nhiên – Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe
Sâm núi là một dược liệu quý với nhiều hoạt chất có lợi giúp nâng cao thể trạng và kích thích sản sinh tế bào miễn dịch. Trong sâm núi có chứa các thành phần: vitamin, acid amin, khoáng chất. Đặc biệt, các Ginsenosides (saponin): Rb1, Rg1, Re,... quý giá. Duy trì thói quen sử dụng sâm núi đúng cách sẽ giúp gia tăng hàng rào hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh theo mùa.
Tỏi – Kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
Tỏi chứa allicin – một hợp chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng tỏi thường xuyên có nguy cơ mắc cúm thấp hơn so với người không sử dụng.
Gừng – Làm ấm cơ thể, giảm viêm
Gừng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau họng, ho và nghẹt mũi. Một ly trà gừng mật ong vào buổi sáng có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tốt trong mùa dịch.
Xuyên tâm liên – Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp
Xuyên tâm liên là dược liệu được sử dụng trong Đông y để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này có khả năng ức chế virus cúm và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Cam thảo – Bảo vệ cổ họng, tăng cường đề kháng
Cam thảo giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và tăng khả năng chống lại virus cúm. Thường xuyên uống trà cam thảo giúp cơ thể tăng cường đề kháng một cách tự nhiên.


4. Chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi) để hỗ trợ hệ miễn dịch
Uống đủ nước, giữ ấm cơ thể
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng


Cúm mùa là bệnh lý lành tính, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, bệnh có thể để lại những biến chứng khó lường không chỉ với bản thân mà còn ảnh hưởng đến người thân xung quanh. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xây dựng cho bản thân thói quen lành mạnh, kết hợp sử dụng các dược liệu thiên nhiên để tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Dịch Cúm mùa và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
Dịch cúm mùa là một trong những mối đe dọa đối với sức khỏe mà nhiều người trong chúng ta thường phớt, đặc biệt trong thời điểm giao mùa.